Thiet Ke Nha Xuong |  Nha Xuong | 
Mời các bạn xem thêm dự án: Mau noi that dep - Noi that biet thu - Thiet ke noi that dep

Hàng đêm, bà thức dậy từ 2 giờ sáng, xếp hàng chờ mua bánh mỳ và bắt đầu một ngày lao động của mình.

Gánh bánh mỳ dạo của bà Nguyệt đã nuôi 6 người con ăn học, đứa nào cũng học hành giỏi giang. Câu chuyện về người mẹ nghèo Nguyễn Thị Nguyệt (59 tuổi, hiện đang sống tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh) khiến nhiều người khâm phục.
Bà Nguyệt quê gốc ở Đồng Tháp, nhưng vì nghèo túng quanh năm, bà ngược xuôi khắp nơi mưu sinh nuôi cả gia đình. Trò chuyện với bà cụ trong cái rét cắt da lúc đêm về, bà bảo: “Nhà tui ở trong Sa Đéc (Đồng Tháp), ra đây được 8 năm rồi, sáng dậy từ 2 giờ ra siêu thị đứng xếp hàng lấy bánh mì, nhiều khi may mắn bán hết thì về sớm, còn ế ấm thì bán tới khuya, bữa trưa và tối chỉ ăn bánh mì thôi, thỉnh thoảng mới ăn cơm, mong sao cuối tháng có tiền gửi cho mấy đứa tụi nó ăn học”.
thiet ke nha ,mau nha dep
Trong tiết trời giá rét, người mẹ nghèo đứng bán bánh mỳ tới tận khuya. Đôi tất chân chỉ còn có một chiếc.
Vào những đêm tiết trời lạnh giá, dòng người đổ về thành phố Vinh (nơi bà Nguyệt thường đứng bán bánh mỳ - PV) đã quen với hình ảnh một cụ bà đứng co ro, bên chiếc xe đạp chất đầy những túi bánh mỳ lớn nhỏ. Nhiều người thương, mua cho bà Nguyệt một vài tấm, ai cũng mong bà cụ mau bán hết hàng còn về nghỉ sớm. Trời về khuya những giọt sương lăn dài trên má, để chống chọi với cái rét cắt da, cắt thịt ấy, bà Nguyệt chỉ mang một chiếc áo mưa trên người. Đôi tất chỉ có một chiếc không đủ giữ ấm nổi trong mùa đông.
Mỗi chiếc bánh bán được, bà Nguyệt chỉ được lãi 1.000-2.000 đồng, nếu may mắn cả ngày cũng chỉ kiếm lãi được 50.000 – 100.000 đồng. Để có được số tiền ấy, ngày nắng cũng như ngày mưa, người mẹ nghèo đều đặn đạp xe từ phòng trọ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tới các trường học quanh thành phố Vinh (Nghệ An).
Lấy ngắn nuôi dài, tích tiểu thành đại, sau bao năm vất vả, hai người con của bà cũng đã tốt nghệp đại học, còn bốn người còn lại đang là sinh viên các trường Cao Đẳng, Đại Học đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Giờ đây, khi thấy con mình lớn khôn, trưởng thành bà vô cùng xúc động. Gánh nặng cũng bớt đi một phần khi mà hai người con trai lớn đã tốt nghiệp đại học, cùng bà chăm lo cho bốn người em đang ngồi trên ghế giảng đường.
Thương mẹ vất vả, những ngày nghỉ hè, gác lại việc học hành qua 1 bên, những người con của bà Nguyệt lại về quê nuôi lợn, làm ruộng để có chi phí lo cho năm học mới.
Biết được hoàn cảnh khó khăn của bà Nguyệt nhưng vẫn có thể nuôi sáu người con học Đại học, nên cô bạn Nguyễn Ngọc Quỳnh Nga (sinh viên trường Đại học Vinh), hàng ngày sau giờ học đều đến giúp bà bán bánh mì.
thiet ke nha ,mau nha dep
Quỳnh Nga thường tranh thủ thời gian rảnh bán hàng cho bà Nguyệt.
thiet ke nha ,mau nha dep
Quỳnh Nga tâm sự: “Được biết hoàn cảnh bà rất khó khăn, xa quê ra tận đây bán bánh mì để nuôi sáu người con ăn học, mình khâm phục bà Nguyệt lắm. Hy vọng bốn anh chị con bác đang học Đại học sớm ra trường, tìm được công việc ổn định và đỡ đần cho bác khỏi vất vả”.
Tấm lòng của người mẹ nghèo, không quản ngại khó khăn, vất vả để nuôi các con khôn lớn đã khiến nhiều người xúc động.


30 Dec 2013

0 comments:

Post a Comment

:) :)) ;(( :-) =)) ;( ;-( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ $-) (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.

 
Top